Kiến trúc nào cho thế kỷ XXI? Kiến trúc sư hành nghề ra sao trong bối cảnh thay đổi từ kỹ thuật, vật liệu, cho đến môi trường, sinh thái? Đó là một câu hỏi lớn, bởi trào lưu, thị yếu kiến trúc sẽ thay đổi trước các chuẩn mực của kỹ thuật mới.
Thế kỷ XX chứng kiến các thành phố công nghiệp, thành phố tài chính, thành phố cao ốc mọc lên khắp hành tinh, bởi mô hình kinh tế xã hội thời điểm đó đòi hỏi những nhu cầu về phát triển công nghiệp! Xây dựng quá mức và cũng tàn phá môi trường quá mức dẫn đến cách mạng tin học và sinh thái. Thế kỷ XXI lại đang trở về khuynh hướng sửa sai cho thế kỷ trước với các kiến trúc, thành phố thân thiện hơn nhờ những phát minh mới, những vật liệu mới.
Rồi thế kỷ này, sẽ còn chứng kiến sự thay đổi khí hậu, thay đổi vì băng tan, vì ngập lụt, thay đổi vì con người đang rời bỏ đồng ruộng vào thành phố sinh sống, chuyển dịch kinh tế từ thành phố công nghiệp sang thành phố dịch vụ, thành phố kỹ thuật cao, thành phố xanh, thành phố khoa học... thành phố tương tác, thành phố mang thông điệp của cuộc sống, thành phố của di sản...
Thế kỷ XX chứng kiến các thành phố công nghiệp, thành phố tài chính, thành phố cao ốc mọc lên khắp hành tinh, bởi mô hình kinh tế xã hội thời điểm đó đòi hỏi những nhu cầu về phát triển công nghiệp! Xây dựng quá mức và cũng tàn phá môi trường quá mức dẫn đến cách mạng tin học và sinh thái. Thế kỷ XXI lại đang trở về khuynh hướng sửa sai cho thế kỷ trước với các kiến trúc, thành phố thân thiện hơn nhờ những phát minh mới, những vật liệu mới.
Rồi thế kỷ này, sẽ còn chứng kiến sự thay đổi khí hậu, thay đổi vì băng tan, vì ngập lụt, thay đổi vì con người đang rời bỏ đồng ruộng vào thành phố sinh sống, chuyển dịch kinh tế từ thành phố công nghiệp sang thành phố dịch vụ, thành phố kỹ thuật cao, thành phố xanh, thành phố khoa học... thành phố tương tác, thành phố mang thông điệp của cuộc sống, thành phố của di sản...
- Ảnh bên: Một góc TP. Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao. (Ảnh: Trần Tiến Dũng)
Trong khi thế giới đang tìm cách trả lời các câu hỏi về tương lai của xã hội, của cộng đồng, nền kiến trúc mới, đô thị, điểm dân cư sinh sống cho con người ở thời đại toàn cầu hóa, với cách mạng về tin học, vật liệu, sinh học, về vô vàn những phát kiến mới về kiến thức, về con người. Thì ở đây, các KTS đang "ngập lụt" với các định mức vật liệu cổ điển, mật độ xây dựng, tầng cao và lộ giới, quy hoạch theo "tỷ lệ" và xây dựng theo "thủ tục trình duyệt". Loay hoay với bộ đơn giá, suất đầu tư mà việc thẩm định phê duyệt cực kỳ phức tạp, thời gian thẩm định kéo dài hằng tháng, hằng năm.
Câu chuyện cấp phép
Cấp phép là công cụ để giữ trật tự, ngăn nắp, nhưng thực tế lại không phải vậy! Đó là cơ chế "xin - cho" từ thời bao cấp, người cấp giấy phép, thẩm định thiết kế góp phần làm tăng thêm tình trạng ngập úng, giao thông ùn tắc, ô nhiễm môi trường, làm hỏng cảnh quan bảo tồn, làm mất tầm nhìn... hay tất cả do lỗi của người thiết kế, người thi công, người thụ hưởng?
Không biết ai đã đề ra quy trình cấp phép? Ai soạn thảo trình tự từng bước một cho quy trình thẩm định, phê duyệt, ý kiến, cấp thỏa thuận với 30-40 bước và thời gian được tính từng năm? Ai đề ra những định mức mơ hồ, những chỉ tiêu trong bàn giấy, những quy định oái oăm không ai thực hiện được, để mỗi cơ quan hiểu một kiểu gây khó khăn cho kiến trúc sư hành nghề phải giải trình từng nét vẽ một? Vẽ một dự án ba tháng nhưng thẩm định "trình cho đến khi duyệt" ba năm. Thiết kế phí bao nhiêu cũng không đủ cho từng ấy bao thư được rải đều như cánh bướm...
Mỗi bàn làm việc của kiến trúc sư phải có cả chồng sách, văn bản, nghị định, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn đặt bên hông máy tính.
Câu chuyện thị phần
Về thị phần thiết kế một văn bản cho phép người dân tự thiết kế những loại nhà < 300m2 thế là vô hiệu hóa kiến trúc sư. Cả triệu căn nhà được xây chỉ với ý muốn của chủ nhà và ông thầu khoán, kiến trúc sư chỉ may mắn là vẽ bản vẽ xin phép xây dựng, với mộc dấu đỏ chót (nhưng việc này cũng chưa chắc được nhận làm, bởi vô số sở ngành đều có sân sau giành mối). Thế là những khu phố mới trăm hoa đua nở, từ Nam ra Bắc, hiếm lắm mới bắt gặp được những công trình tử tế.
Còn thị phần công trình vốn ngân sách? Đó là sân chơi của các ông chủ nhà nước, các công ty thế lực, bàn bạc công trình trên bàn nhậu, dưới gầm bàn. Không phải là đất dụng võ cho những tác phẩm kiến trúc thật sự. Bởi nó không được công khai thi tuyển (hoặc một số ít thi tuyển cho có, với chân gỗ và ban giám khảo là người nhà, hoặc một điều tế nhị nào đó). Hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm nhưng tìm cho ra những tác phẩm để đăng vào sách thì thật là khó!
Thị phần tư nhân của các đại gia mới nổi, chuộng yếu tố nước ngoài với công ty Pháp, Anh, Mỹ, Hàn, Nhật. Cái "nem" mác ngoại mới xịn, mới bán được hàng... Mặc dù đằng sau cái hào nhoáng đó, kiến trúc sư nội vẽ thuê gần chết, chạy thủ tục giấy phép gần hết nhưng chỉ được trả tiền công rẻ mạt. Ngậm ngùi cái sự bóc lột đúng luật của kiến trúc sư xứ người.
Trời ạ! Vậy kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam đang vẽ cái gì với những thị phần đã bị bao vây? Họ trở thành những thợ vẽ, đi vẽ lang thang, vẽ thuê cho ông chủ nhà nước, ông chủ đại gia mới nổi với thị hiếu trăm hoa đua nở, ông chủ kiến trúc sư nước ngoài với tiền công rẻ mạt. Ông chủ nhà dân trả giá cho cái bản vẽ xanh, đỏ từng hào, từng cắc...
Câu chuyện quy hoạch
Công tác quy hoạch, hay nói nôm na là kế hoạch xây dựng phát triển thành phố hay một cụm dân cư, một khu phố, là một công việc cực kỳ quan trọng. Nhưng lâu nay công tác này bị biến dạng, quy hoạch lạc hậu, quy hoạch "treo", quy hoạch để đó, quy hoạch giấy... Quy hoạch không thực tế và quy hoạch làm lợi cho một vài chủ đầu tư bán đất trên giấy... Chính vì vậy đã tạo ra những thành phố lộn xộn, ách tắc, kém mỹ quan, thiếu bản sắc.
Người ta bắt đầu cãi nhau về quy hoạch trên tivi với Hội đồng nhân dân trên Quốc hội, thậm chí giữa các địa phương, các ban ngành với nhau có cần phải phủ kín quy hoạch chi tiết hay không? Những bản vẽ quy hoạch vẽ tới, vẽ lui, với hàng ngàn bản quy hoạch xanh, đỏ điều chỉnh năm này qua năm khác, bắt nguồn từ phân cấp quy hoạch theo dạng da beo, theo dạng 12 sứ quân, với quy hoạch chung không ăn nhập gì đến quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội?
Quy hoạch vừa vẽ xong thì hiện trường đã thay đổi; vô hiệu hóa quy hoạch, một con đường 60m nhưng khi xây dựng chỉ còn 20m, quy hoạch hạn chế dân số nội thành ba triệu người nhưng khi phê duyệt xong đã lên 7, 8 triệu người. Thành phố cứ thế lan tỏa, lan tỏa mãi... "Thành phố to nhưng chỉ có những con đường nhỏ, con đường nhỏ lại có những tòa nhà to, tòa nhà to lại ở trong khu phố nhỏ...".
Kiến trúc sư hay kiến trúc xin
Từ thời bao cấp trong xây dựng chuyển qua xây dựng theo thị trường, đó là một bước dài trong quá trình đổi mới và hội nhập. Trong khi các lĩnh vực khác đang đi đúng hướng về kinh tế thị trường và các hiệp hội hành nghề được mở ra, nhằm tạo điều kiện cho những người hành nghề tiếp cận với thế giới, bình đẳng trong nghề nghiệp và được nâng cao trách nhiệm và quyền hạn mà xã hội giao phó như nghề bác sĩ, nha sĩ, luật sư và các dịch vụ khác, thì nghề thiết kế kiến trúc vẫn mãi lận đận bao cấp bởi các rào cản "xin - cho".
Người bác sĩ khi ra toa thuốc họ có cầm toa thuốc đó đến sở ban ngành xin ký duyệt, thẩm định hay không? Hay nghề công chứng, luật sư khi nhận công chứng hay bào chữa cho ai đó, họ có phải ra phường xin xác nhận và sở ban ngành xin phê duyệt hay không? Ngành nghề hợp pháp nào trong cộng đồng đều phải được đối xử công bằng và hài hòa, dựa trên luật hành nghề mà thế giới đã làm và công nhận (Luật kiến trúc sư hay kiến trúc sư đoàn vẫn còn xa xỉ lắm).
Nghề thiết kế kiến trúc trong thời điểm này như một nghề non trẻ, chập chững mới mở cửa, tương tự như thị trường chứng khoán. Nhà nước can thiệp quá sâu vào một thị trường tự do là điều mà thế giới không ai làm, bởi đó là sự can thiệp thô bạo đến hành nghề mà lý ra nó được hưởng sự trong sáng và lãng mạn, sáng tạo.
Câu chuyện cấp phép
Cấp phép là công cụ để giữ trật tự, ngăn nắp, nhưng thực tế lại không phải vậy! Đó là cơ chế "xin - cho" từ thời bao cấp, người cấp giấy phép, thẩm định thiết kế góp phần làm tăng thêm tình trạng ngập úng, giao thông ùn tắc, ô nhiễm môi trường, làm hỏng cảnh quan bảo tồn, làm mất tầm nhìn... hay tất cả do lỗi của người thiết kế, người thi công, người thụ hưởng?
Không biết ai đã đề ra quy trình cấp phép? Ai soạn thảo trình tự từng bước một cho quy trình thẩm định, phê duyệt, ý kiến, cấp thỏa thuận với 30-40 bước và thời gian được tính từng năm? Ai đề ra những định mức mơ hồ, những chỉ tiêu trong bàn giấy, những quy định oái oăm không ai thực hiện được, để mỗi cơ quan hiểu một kiểu gây khó khăn cho kiến trúc sư hành nghề phải giải trình từng nét vẽ một? Vẽ một dự án ba tháng nhưng thẩm định "trình cho đến khi duyệt" ba năm. Thiết kế phí bao nhiêu cũng không đủ cho từng ấy bao thư được rải đều như cánh bướm...
Mỗi bàn làm việc của kiến trúc sư phải có cả chồng sách, văn bản, nghị định, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn đặt bên hông máy tính.
Câu chuyện thị phần
Về thị phần thiết kế một văn bản cho phép người dân tự thiết kế những loại nhà < 300m2 thế là vô hiệu hóa kiến trúc sư. Cả triệu căn nhà được xây chỉ với ý muốn của chủ nhà và ông thầu khoán, kiến trúc sư chỉ may mắn là vẽ bản vẽ xin phép xây dựng, với mộc dấu đỏ chót (nhưng việc này cũng chưa chắc được nhận làm, bởi vô số sở ngành đều có sân sau giành mối). Thế là những khu phố mới trăm hoa đua nở, từ Nam ra Bắc, hiếm lắm mới bắt gặp được những công trình tử tế.
Còn thị phần công trình vốn ngân sách? Đó là sân chơi của các ông chủ nhà nước, các công ty thế lực, bàn bạc công trình trên bàn nhậu, dưới gầm bàn. Không phải là đất dụng võ cho những tác phẩm kiến trúc thật sự. Bởi nó không được công khai thi tuyển (hoặc một số ít thi tuyển cho có, với chân gỗ và ban giám khảo là người nhà, hoặc một điều tế nhị nào đó). Hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm nhưng tìm cho ra những tác phẩm để đăng vào sách thì thật là khó!
Thị phần tư nhân của các đại gia mới nổi, chuộng yếu tố nước ngoài với công ty Pháp, Anh, Mỹ, Hàn, Nhật. Cái "nem" mác ngoại mới xịn, mới bán được hàng... Mặc dù đằng sau cái hào nhoáng đó, kiến trúc sư nội vẽ thuê gần chết, chạy thủ tục giấy phép gần hết nhưng chỉ được trả tiền công rẻ mạt. Ngậm ngùi cái sự bóc lột đúng luật của kiến trúc sư xứ người.
Trời ạ! Vậy kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam đang vẽ cái gì với những thị phần đã bị bao vây? Họ trở thành những thợ vẽ, đi vẽ lang thang, vẽ thuê cho ông chủ nhà nước, ông chủ đại gia mới nổi với thị hiếu trăm hoa đua nở, ông chủ kiến trúc sư nước ngoài với tiền công rẻ mạt. Ông chủ nhà dân trả giá cho cái bản vẽ xanh, đỏ từng hào, từng cắc...
Câu chuyện quy hoạch
Công tác quy hoạch, hay nói nôm na là kế hoạch xây dựng phát triển thành phố hay một cụm dân cư, một khu phố, là một công việc cực kỳ quan trọng. Nhưng lâu nay công tác này bị biến dạng, quy hoạch lạc hậu, quy hoạch "treo", quy hoạch để đó, quy hoạch giấy... Quy hoạch không thực tế và quy hoạch làm lợi cho một vài chủ đầu tư bán đất trên giấy... Chính vì vậy đã tạo ra những thành phố lộn xộn, ách tắc, kém mỹ quan, thiếu bản sắc.
Người ta bắt đầu cãi nhau về quy hoạch trên tivi với Hội đồng nhân dân trên Quốc hội, thậm chí giữa các địa phương, các ban ngành với nhau có cần phải phủ kín quy hoạch chi tiết hay không? Những bản vẽ quy hoạch vẽ tới, vẽ lui, với hàng ngàn bản quy hoạch xanh, đỏ điều chỉnh năm này qua năm khác, bắt nguồn từ phân cấp quy hoạch theo dạng da beo, theo dạng 12 sứ quân, với quy hoạch chung không ăn nhập gì đến quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội?
Quy hoạch vừa vẽ xong thì hiện trường đã thay đổi; vô hiệu hóa quy hoạch, một con đường 60m nhưng khi xây dựng chỉ còn 20m, quy hoạch hạn chế dân số nội thành ba triệu người nhưng khi phê duyệt xong đã lên 7, 8 triệu người. Thành phố cứ thế lan tỏa, lan tỏa mãi... "Thành phố to nhưng chỉ có những con đường nhỏ, con đường nhỏ lại có những tòa nhà to, tòa nhà to lại ở trong khu phố nhỏ...".
Kiến trúc sư hay kiến trúc xin
Từ thời bao cấp trong xây dựng chuyển qua xây dựng theo thị trường, đó là một bước dài trong quá trình đổi mới và hội nhập. Trong khi các lĩnh vực khác đang đi đúng hướng về kinh tế thị trường và các hiệp hội hành nghề được mở ra, nhằm tạo điều kiện cho những người hành nghề tiếp cận với thế giới, bình đẳng trong nghề nghiệp và được nâng cao trách nhiệm và quyền hạn mà xã hội giao phó như nghề bác sĩ, nha sĩ, luật sư và các dịch vụ khác, thì nghề thiết kế kiến trúc vẫn mãi lận đận bao cấp bởi các rào cản "xin - cho".
Người bác sĩ khi ra toa thuốc họ có cầm toa thuốc đó đến sở ban ngành xin ký duyệt, thẩm định hay không? Hay nghề công chứng, luật sư khi nhận công chứng hay bào chữa cho ai đó, họ có phải ra phường xin xác nhận và sở ban ngành xin phê duyệt hay không? Ngành nghề hợp pháp nào trong cộng đồng đều phải được đối xử công bằng và hài hòa, dựa trên luật hành nghề mà thế giới đã làm và công nhận (Luật kiến trúc sư hay kiến trúc sư đoàn vẫn còn xa xỉ lắm).
Nghề thiết kế kiến trúc trong thời điểm này như một nghề non trẻ, chập chững mới mở cửa, tương tự như thị trường chứng khoán. Nhà nước can thiệp quá sâu vào một thị trường tự do là điều mà thế giới không ai làm, bởi đó là sự can thiệp thô bạo đến hành nghề mà lý ra nó được hưởng sự trong sáng và lãng mạn, sáng tạo.
(Theo ashui.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét