Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Học đồ án như thế nào cho hiệu quả


Sinh viên kiến trúc (SVKT) sáng tạo, thông minh, nhiệt huyết nhưng cũng rất kỳ lạ. Ai cũng có thể kể ra được các căn bệnh mãn tính dường như khó cứu chữa của SVKT qua những buổi thông đồ án.
1. Ngày đầu nhận nhiệm vụ - hào hứng mạnh mẽ, đầy hứng khởi
2. Ngày kế tiếp, phân tích nhiệm vụ, hiện trạng khu đất - Khí thế hừng hực vẫn còn cũng với bao nhiêu kỳ vọng
3. Ngày thứ 3, trình bày ý tưởng ban đầu - đa số bế tắc, chưa bắt tay vào làm và khất nợ
4. Ngày tiếp theo - vắng nửa lớp
5. Ngày tiếp theo nữa - nửa lớp hôm trước vắng đi đủ, nhưng nữa lớp hôm trước đi hôm nay lại vắng
6. Ngày kế tiếp - Thông ý bằng nửa tờ A4  (vẽ xấu quá không dám vẽ to)
7. Ngày kế tiếp - Thầy điểm danh cho em đi, à em còn được nghỉ mấy buổi nữa
8. Ngày kế tiếp - Ơ sao hướng Bắc lại quay bên này nhỉ?
9. Ngày kế tiếp - 1/3 lớp nghỉ quá số buổi cho phép - Thầy cho em học tiếp với, em hứa sẽ không nghỉ buổi nào nữa
10.Những ngày còn lại, không đủ để làm cái gì cả.
11. Thể hiện - Lụt - nộp muộn - vẽ xấu - "nhảy" đồ án
Trên đây chỉ là rút gọn của cả quá trình học đồ án không hiệu quả. Và thực ra, sinh viên không có lỗi, chẳng qua họ bị mất phương hướng mà thôi. Không tìm được hứng thú trong môn học đáng giá nhất của cái nghề này. Có lẽ là do họ thiếu người động viên, kích lệ, thiếu môi trường học tập thân thiện, thiếu nhận thức đúng đắn về việc học nghề...
Tôi vẫn thường nói, chẳng ai giúp các em đâu. Muốn tốt thì cố gắng theo đuổi, cảm thấy học nhầm nghề thì nên nghĩ lại. Đồ án là môn quan trọng nhất, sau này kiến thức của nó sẽ dùng trực tiếp vào công việc hàng ngày.

Còn 1 kiểu nữa thật khó hiểu của sinh viên, hình như từ nhỏ các em được dạy cách học là đủ, đúng -> điểm cao. Không ai nói cho các em biết là ngoài cuộc sống, sự cạnh tranh là rất lớn. Nếu thiếu cạnh tranh sẽ không thể tồn tại và phát triển.
Các câu hỏi thường đặt ra với mỗi đồ án:
- Thầy ơi, làm mô hình có được cộng điểm không?
- Phải vẽ mấy mặt cách hả thầy, em không cắt qua thang được không?
- Phải vẽ mấy phối cảnh, có phải vẽ phối cảnh nội thất không?
- Phải thể hiện mấy tờ A1
- Có phải tô màu vào mặt bằng không?...
Đại loại những câu hỏi như thế là rất nhiều, nhưng với sinh viên năm 1, 2 hỏi như vậy vẫn còn tốt vì nếu biết được họ sẽ làm đủ. Với sinh viên năm 4, 5 có khi họ biết thừa cân trả lời nhưng đến khi thể hiện cố tình trốn thể hiện 1 số thứ.
Để trả lời những câu hỏi trên, tôi thường nói theo kiểu: Em có thể không cần vẽ cái mặt cắt, cái phối cảnh
đấy, em có thể không cần tô màu như thế, tùy em quyết định. Thậm chí em có thể vẽ 1 tờ giấy cũng được hoặc không nộp bài cũng được. Người khác làm nhiều hơn em, tốt hơn em, họ sẽ có điểm cao hơn. Đấy là quy luật tự nhiên.
Lời khuyên của tôi với sinh viên là: Hãy cố gắng thể hiện mình theo cách vượt quá sự mong đợi của giáo viên và những người khác. Khi đó, bạn sẽ nhận được kết quả tốt đến bất ngờ.
 Theo archkientruc.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét