Buồn Vui Nghề Kiền Trúc Sư
Kiến trúc sư là một trong những nghề lâu đời nhất trên thế giới có lý thuyết khoa học và cơ sở pháp lý hành nghề...
5 điều cần lưu ý Sau khi tốt nghiệp
Là một kiến trúc sư trẻ và mới tốt nghiệp của Kansas State University, Nicholas Kreitlerchia sẻ với chúng tôi năm khuyến nghị quan trọng cho tất cả các đại học tham gia vào "thế giới thực".
Những điều nhà trường Kiến trúc không dạy bạn.
Kiến trúc hấp dẫn bởi nó đầy tính bất ngờ, chính bạn phải khám phá và tạo ra đáp án. Tự tìm ra đường đi của mình, gắn bó và chủ động, bạn sẽ bất ngờ về sản phẩm độc đáo mình làm ra và trở nên hài lòng hơn dù với bất kỳ điểm số nào.
Trách nhiệm của người kiến trúc sư
Nghề kiến trúc là một nghề nhạy cảm với những đổi thay của lịch sử và tiến trình xã hội mà thời đại đang diễn ra. Người kiến trúc sư cũng vậy, là nhân tố tác giả chuyển tải những chuyển biến xã hội đó. ..
10 phẩm chất để trở thành KTS vĩ đại
Một kiến trúc sư vĩ đại đã và kỹ năng giao tiếp bằng lời bằng văn bản xuất sắc và có thể tổ chức các cuộc thảo luận hiệu quả với khách hàng...
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
Các lĩnh vực chuyên môn của kiến trúc sư
Công việc của kiến trúc sư
Bạn đã biết về các lĩnh vực chuyên môn của kiến trúc sư. Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu phần việc cụ thể thuộc từng chuyên môn nhé!
Dựa vào các đơn đặt hàng, các yêu cầu cụ thể, kiến trúc sư vạch đề cương công việc, vẽ ra mô hình không gian, hình khối, màu sắc của công trình. Các nội dung đó được trình bày trên bản vẽ và ghi lại trong đĩa vi tính. Đây là hồ sơ chính để thi công hay quản lý công trình.
Nhiều kiến trúc sư tham gia theo dõi thi công. Công việc này rất bổ ích cho kiến trúc sư, nhất là khi mới ra trường, bởi nó cung cấp kinh nghiệm thực tế và kiểm định hiệu quả thiết kế.
Các kiến trúc sư thuộc văn phòng thiết kế nổi tiếng của Tadao Ando có một công việc bắt buộc. Trước khi khánh thành toà nhà, họ phải đi... lau dọn công trình. Yêu cầu này để các kiến trúc sư vừa gắn bó với công trình, vừa xem lại kết quả thiết kế của mình, đồng thời có một sản phẩm sạch sẽ giao cho khách hàng.
· Công tác thiết kế quy hoạch
Bắt đầu công việc, các kiến trúc sư quy hoạch thường phải đi đến các địa phương để nắm hiện trạng xây dựng: hệ thống đường sá, mạng lưới điện nước, các di sản kiến trúc; phân bố dân cư, số lượng và cấu trúc các thành phần dân số, hình thức sống, công việc của người dân địa phương v.v... Khi đi thực địa, các kiến trúc sư thường chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ các cơ quan, nhân vật quan trọng của địa phương để trao đổi, lấy ý kiến.
Sau đó họ vạch ra đề cương công việc, còn gọi là “Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch”. Sau khi “Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch” được phê duyệt, các kiến trúc sư bắt tay vào thiết kế. Phần việc này là vẽ ra các hình mẫu đô thị, hình mẫu không gian đường phố, công viên hay quảng trường v.v...
Khó nhất của công tác thiết kế là tìm ra ý tưởng của đồ án. Khi đã có ý tưởng, các kiến trúc sư bắt tay vào vẽ các mặt bằng, mặt đứng và phối cảnh, là các phương tiện thể hiện hình mẫu đô thị, không gian đô thị. Ngày nay, công đoạn này được vi tính hoá, nhưng trước khi vào máy, kiến trúc sư vẫn thường vẽ tay. Sau đó họ hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ trước các cơ quan chức năng, lãnh đạo, chủ đầu tư. Trách nhiệm bảo vệ thiết kế thuộc về kiến trúc sư chủ trì, chủ nhiệm đồ án, đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp, cách trình bày vấn đề rõ ràng, lưu loát và hấp dẫn, có tính thuyết phục. Một chút hùng biện là điều thường thấy ở những kiến trúc sư này.
Do độ rộng và phức tạp của đồ án, các kiến trúc sư quy hoạch thường làm việc theo nhóm.
· Thiết kế kiến trúc công trình
Nếu thiết kế quy hoạch cần nhiều lao động tập thể thì thiết kế công trình đề cao năng lực cá nhân. Hình thức kiến trúc phản ảnh rõ tính cách, năng lực và “gu” thẩm mỹ của tác giả.
Dù ở quy mô nhỏ hơn, thiết kế công trình cũng qua các bước tương tự như thiết kế quy hoạch: đi thực địa, vạch đề cương công việc, phác thảo tìm ý, vẽ hình mẫu các không gian chức năng, xác định hệ kết cấu, làm việc với các kỹ sư, hoàn thành hồ sơ thiết kế và đi bảo vệ trước các bên liên quan.
Khi công trình đã được phê duyệt và bước vào giai đoạn thi công, kiến trúc sư công trình còn phải đi kiểm tra tại công trường xem bên thi công có làm đúng thiết kế không. Công việc này được gọi là giám sát tác giả.
Tìm ý và tạo hình tác phẩm là giai đoạn khó và lâu dài. Nhiều khi phải mất đến 2/3 thời gian mới có ý đồ thiết kế. Vậy là phần thời gian còn lại, kiến trúc sư phải “mở hết tốc độ”. Trong nghề gọi là “lụt” đồ án.
Thiết kế kiến trúc có cái “say” của kẻ dấn thân. Quên ăn và thức khuya, thức qua đêm là chuyện thường. Bù lại, khi tác phẩm đã hoàn thành, công trình đã được dựng lên đúng như thiết kế, kiến trúc sư thường chiêm nghiệm, suy ngẫm về hiệu quả không gian, màu sắc hay hình khối. Đó là hạnh phúc lớn của người làm kiến trúc. Vì thế mà người ta gọi công trình kiến trúc là “con đẻ” của kiến trúc sư.
· Thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất là trang trí bên trong công trình; thiết kế, lựa chọn và bố trí các thiết bị trong nhà như: bàn ghế, giường tủ, đèn hay trang trí tường, sàn, trần nhà. Nói cách khác, nhiệm vụ của kiến trúc sư lúc này là tạo ra môi trường sống tối ưu trong không gian kiến trúc.
Hai không gian giống nhau về kích thước và hình dáng nhưng nội thất khác nhau sẽ cho ta những cảm giác sống khác nhau. Cái chật chội hay rộng thoáng, cái sang trọng thanh nhã hay diêm dúa trưởng giả, cái mộc mạc hay hào hoa... Tất cả đều được tạo ra từ tài năng của kiến trúc sư nội thất.
Kiến trúc sư nội thất tài giỏi thường rất hiểu tâm lý chủ nhà. Họ hỏi chuyện, gợi ý và tìm hiểu sở thích chủ nhà để tìm ra hình thức không gian nội thất, vật liệu thích hợp, màu sắc và vật dụng độc đáo.
Kiến trúc sư quy hoạnh nếu may mắn có thể thấy tác phẩm của mình sau 5 - 10 năm, thường thì bị thay đổi, bổ sung so với nguyên bản. Kiến trúc sư công trình có thể thấy tác phẩm sau vài tháng hoặc vài năm. Còn kiến trúc sư nội thất thì nhanh hơn: vài ngày hay một tháng, vài năm tuỳ quy mô công trình. Kiến trúc sư nội thất thường có xưởng chế tác riêng. Mẫu mã làm ngay trong xưởng.
Kiến trúc sư nội thất cũng thường là những nhà thiết kế. Nhiều kiến trúc sư nổi tiếng đã sáng tạo những chiếc ghế rất độc đáo như ghế Le Corbusier, ghế Mies van der Rohe, ghế Mario Botta, ghế của vợ chồng Charles - Ray Eames v.v...
· Thiết kế cảnh quan
Các nước Âu - Mỹ đào tạo cả kiến trúc sư cảnh quan: thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hay cảnh quan chuyên biệt.
Điểm khác biệt của thiết kế cảnh quan là đối tượng và tư duy tạo hình. Cái đẹp tạo hình của cảnh quan thể hiện ở quy mô rộng, trong thế vận động.
Các điểm nhấn trong đô thị, các góc nhìn, các chuỗi hình ảnh và không gian kế tiếp nhau, các hình khối tổng thể, thảm cỏ, mặt nước, bầu trời, nền đường hay cầu vượt... đều được đưa vào bộ nhớ và suy nghĩ của kiến trúc sư thiết kế cảnh quan. Họ chính là những kiến trúc sư “nội thất” của đô thị, của môi trường sống.
So với thiết kế quy hoạch, thiết kế cảnh quan nhiều chi tiết, ít tính hệ thống, nhiều tính tạo hình. Cảnh quan thường không có giới hạn hình ảnh cụ thể, hay pha lẫn hình ảnh xung quanh ngoài phạm vi thiết kế nên kiến trúc sư phải tích cóp nhiều hình ảnh để những gì mình tạo ra hoà nhập hay nổi bật trong khung cảnh hiện có. Bên cạnh việc sắp xếp các yếu tố tạo hình cảnh quan, kiến trúc sư cũng cần có kiến thức sinh thái, thực vật học để thiết kế của mình phù hợp với môi trường thiên nhiên.
Ngoài mặt bằng, mặt cắt, kiến trúc sư phải vẽ rất nhiều phối cảnh để hình dung mô hình cảnh quan. Nếu làm mô hình 3D trên máy tính hay làm được “phim” thì rất tuyệt.
· Những công việc khác
Ngoài công việc chính là thiết kế, nhiều kiến trúc sư còn tham gia quản lý, giảng dạy, giám sát thi công... Với tư chất thiết kế, sáng tạo họ cũng là những nhà thiết kế thời trang, thiết kế bao bì, đồ họa đa phương tiện, nhà điêu khắc. Được đào tạo kiến thức kỹ thuật và nghệ thuật, kiến trúc sư cũng có thể là nhà nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học kỹ thuật. |
Bạn Muốn biết
Bạn có nên chọn nghề kiến trúc
· Cơ hội nghề nghiệp
Ngày nay, cơ hội để kiến trúc sư làm việc và phát triển tài năng rất lớn. Dù ở thành phố hay nông thôn, cao nguyên hay hải đảo, nếu có tài, bạn đều có thể kiếm được việc làm.
Nghề kiến trúc đa dạng, rộng khắp, nhiều đỉnh cao trong nền văn minh nhân loại. Có thể hôm nay bạn là học sinh phổ thông, vài năm nữa bạn sẽ là kiến trúc sư và vài chục năm sau, mọi người trên thế giới sẽ biết đến tên bạn - tác giả của một công trình kiến trúc lớn được xây trên mặt đất, dưới đáy biển hay xa tít trong vũ trụ.
Chúng ta có quyền tin vào điều đó!
· Môi trường hoạt động
Kiến trúc sư làm việc trong các xưởng thiết kế, văn phòng tư vấn thiết kế khá tiện nghi. Đôi khi, họ đi thực địa, giám sát thi công... Những việc này vất vả hơn nhưng đem lại sự thích thú khác.
Do đặc thù nghề nghiệp, kiến trúc sư dễ trở thành nhà hoạt động xã hội. Nếu bạn là thành viên của những phong trào như “Đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình thương”, “1.000 trường học cho thiếu niên vùng sâu vùng xa” v.v..., bạn đã thực sự là con người xã hội.
Là nghề giao thoa của nghệ thuật - kỹ thuật - kinh tế - xã hội, kiến trúc sư còn là nghệ sĩ. Le Corbusier, Frank Gehry, V. Tatlin, Santiago Calatrava... đều là những kiến trúc sư - nhà điêu khắc lẫy lừng.
Kiến trúc sư cũng là những nhà khoa học kỹ thuật bởi khoa học và công nghệ chính là công cụ ruột của nghề. Frank Lloyd Wright, Tadao Ando rất tự hào vì những công trình của mình xây trên đất Nhật Bản đã qua được các trận động đất cấp 5, cấp 7 độ Richter.
· Những thách thức, hạn chế và ràng buộc với kiến trúc sư
1. Phải làm việc với nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, bạn phải thông thạo và am hiểu công việc của mình để điều khiển và nối kết các vấn đề, bảo vệ thông suốt đồ án trước hội đồng với tư cách kiến trúc sư chủ trì. Đó là thách thức lớn thử nhất.
Kiến trúc là một cuộc chạy maraton, phải 30 năm sau anh mới bộc lộ được mình.
Kiến trúc sư Thom Mayne,
(Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2005)
2. Với bản thân, bạn phải tự vượt qua mọi cái dễ dãi, thông lệ nếu muốn khẳng định mình. Hàng năm nước ta có hàng nghìn kiến trúc sư tốt nghiệp các trường đại học. Có được một vị trí, tiếng nói chuyên môn trong giới là điều không dễ. Nhà thơ, họa sĩ có thể xuất thần sáng tác bài thơ hay, bức tranh đẹp. Kiến trúc sư nếu có phút giây thăng hoa đó, chỉ mới là phác thảo. Từ đây đến khi tác phẩm kiến trúc hoàn thành phải đo bằng năm tháng. Vất vả, dẻo dai và kiên trì lẵm mới đến đích. Đó là thách thức lớn thứ hai.
3. Đối với xã hội, ngoài trách nhiệm công dân, bạn phải là người hướng dẫn thẩm mỹ kiến trúc chứ không được làm người xu thời. Chỉ cần chiều theo ông chủ, nhà đầu tư hay thị hiếu trưởng giả của một lớp người nào đó, bạn sẽ mau chóng có công việc, mau chóng có tiền, nhưng cũng tự đánh mất mình luôn. Cái ranh giới này mỏng manh và dễ ngụy biện lắm. Đây là thách thức nghề nghiệp lớn nhất của kiến trúc sư.
4. Tác phẩm kiến trúc tổng hòa nhiều mối quan hệ, từ kinh tế đến nhu cầu xã hội, từ kỹ thuật đến nghệ thuật và thường được bày ra trước công chúng. Công trình xấu đẹp thế nào mọi người đều biết cả. Bạn phải có bản lĩnh và trách nhiệm của một kiến trúc sư chân chính để luôn hãnh diện với kiến trúc của mình, để người sử dụng hài lòng với không gian kiến trúc và không làm phí tiền xây đựng của nhà đầu tư. Đó có lẽ là ràng buộc lớn nhất của kiến trúc sư.
· Những lý do để bạn chọn nghề kiến trúc
* Xã hội càng phát triển thì nhu cầu kiến trúc càng lớn và đa dạng, cơ hội để kiến trúc sư có việc làm càng nhiều.
* Nghề kiến trúc sư dễ bộc lộ năng lực cá nhân, giúp bạn sớm khẳng định mình. Có nhiều sinh viên đã đạt được giải thưởng quốc tế về kiến trúc. Các bạn hoàn toàn có thể làm được điều ấy nếu mạnh dạn, nỗ lực và tự tin.
* Kiến trúc dung hợp nhiều lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và nghệ thuật. Đó là môi trường thuận lợi để mở rộng kiến thức, cũng là nghề có nhiều rung động tình cảm, đi được vào tận cùng của bản năng sáng tạo.
* Kiến trúc cho bạn khả năng tổ chức môi trường sống của bạn, của gia đình bạn với chất lượng cao: tiện dụng, hợp lý và đẹp.
· Một số tố chất cần thiết trong nghề kiến trúc
1. Năng khiếu là điều kiện đầu tiên cần có. Muốn vào học tại trường kiến trúc, bạn phải trải qua môn thi năng khiếu là môn vẽ. Trước đây chỉ thi vẽ tĩnh vật, bây giờ thêm thi năng khiếu tổ hợp thẩm mỹ. Năng khiếu mỹ thuật của sinh viên kiến trúc không yêu cầu cao như sinh viên mỹ thuật hay mỹ thuật công nghiệp và cũng rất khác hai ngành đó. Năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn là năng lực vẽ. Tuy vậy, nếu bạn không biết vẽ thì sẽ rất khó học kiến trúc bởi vẽ là phương tiện chủ yếu để thể hiện tác phẩm kiến trúc.
2. Có năng khiếu vẽ và học lực khá trở lên với các môn tự nhiên là bạn có thể học kiến trúc. Đây là một ngành được ưa chuộng, được nhiều bạn trẻ chọn học và cũng có một chút “hãnh diện” với chúng bạn đấy. Nhưng chỉ có lòng say mê nghề mới đưa bạn đến với đỉnh cao kiến trúc.
3. Bạn có khả năng tự đọc và tự học. Kiến trúc là một nghề mà bạn không thể chỉ học ở trường. Có không ít câu chuyện về những kiến trúc sư tài ba như Frank Lloyd Wright, Tadao Ando... chưa từng tới trường kiến trúc, dù chỉ một giờ. Thành công của họ chính là kết quả của sự nỗ lực vươn lên và tự học hỏi tuyệt vời.
4. Giới tính cũng là một điểm đáng lưu ý khi bạn chọn nghề kiến trúc. Trên thế giới, rất ít kiến trúc sư nữ nổi tiếng so với kiến trúc sư nam. Trong các trường kiến trúc, sinh viên nữ ít hơn rất nhiều so với sinh viên nam. Những đòi hỏi về năng khiếu vẽ, năng lực tư duy trừu tượng và đặc biệt là phải thức đêm nhiều khiến ít bạn gái học kiến trúc.
Tuy nhiên, nếu bạn là nữ mà “trót” say mê nghề kiến trúc, trở ngại trên không phải là không thể vượt qua. Năm 2004, kiến trúc sư nữ Zaha Hadid được trao tặng giải thưởng kiến trúc Pritzker. Bà là người phụ nữ duy nhất cho đến nay được giải thưởng này. Và người tiếp theo tại sao lại không phải là bạn, bạn gái say mê kiến trúc? |
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012
Tản mạn về Kiến trúc
Đình làng
Song nói đi là thế, cũng cần phải nói lại là những gì chúng ta đã làm và có được trên bình diện đất nước hôm nay chỉ là những bản sao vụng về của kiến trúc xứ người hàng mươi năm trước (!).
Ảnh minh họa: Dự án The Manor - Mỹ Đình, Hà Nội
Trong kiến trúc, như nghệ thuật của sự sáng tạo, chúng ta vẫn đang là kẻ đi sau, chưa tìm ra được cái của mình và cho mình. Đã đến lúc cần nhận ra rằng, kéo dài thêm nữa tình trạng trên sẽ là một nguy cơ cho kiến trúc nước nhà. Không tìm được cái riêng, chúng ta sẽ mãi mãi chỉ là kẻ đi sau!
Xin hãy thử nhìn sang đất nước “mặt trời mọc” xem các đồng nghiệp ở đấy làm nghề ra sao? Có thể dễ dàng thấy được là kiến trúc họ làm ra thật hiện đại, nhưng ẩn sâu sau dáng vẻ hiện đại (có thể còn là tân kỳ) ấy cũng không khó khăn lắm để nhận ra hồn cốt của văn hoá và thẩm mỹ Nhật Bản. Theo tôi, đó là thành công lớn của các đồng nghiệp Nhật, và chúng ta không thể không đặt ra câu hỏi, đi kèm với sự suy ngẫm và liên tưởng là: nhờ đâu mà họ có được thành công này? Và liệu có phải các kiến trúc sư ở Nhật được đặt đúng chỗ của mình trong công việc kiến thiết đất nước? hay do họ có được điều kiện làm nghề một cách thoả đáng? …
Kiến trúc do xã hội làm nên, hiển nhiên là vậy. Và cũng hiển nhiên rằng, một tác phẩm kiến trúc dưới dạng công trình xây dựng thì trước hết đó chính là con đẻ của kiến trúc sư. Ý tưởng - cái hồn cốt của công trình kiến trúc được nhào luyện và hình thành nên trong lao động sáng tác của kiến trúc sư, rồi mới được xã hội vật thể hoá, trở nên có hình hài mà góp mặt vào cuộc sống của cộng đồng. Nhận biết được sự liên đới giữa những gì vừa nói trên có thể giúp ích được cho chúng ta trong việc tìm cách thoát ra khỏi tình trạng “đi sau” của kiến trúc Việt Nam hiện nay. Có một thực tiễn đang hàng ngày đập vào mắt ta và đáng để suy ngẫm. Đó là những toà nhà có quy mô lớn, lại cao tầng, mà trước hết là các chung cư, thì ở đây cái “tôi sáng tạo” của kiến trúc sư thường là mờ nhạt, bị khoả lấp sau rất nhiều những đòi hỏi, những yêu sách nằm ngoài kiến trúc. Trong khi đó với những toà nhà vừa phải, chỉ cao đôi ba tầng, thì bút pháp nghề của kiến trúc sư tác giả lại cảm nhận được một cách thuyết phục, rõ nét. Phải chăng hiện tượng nêu trên khiến chúng ta nghĩ đến vị thế của kiến trúc sư như tác giả, xuyên suốt mọi giai đoạn công việc như hiện nay là có vấn đề. Anh ta được, và có thể, làm chủ công việc của mình ra sao? Tiếng nói của kiến trúc sư tác giả được cân đong đo đếm đến mức nào…? Những tình huống mà các câu hỏi đặt ra có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và giá trị của toà nhà. Cũng có thể vấn đề lại nằm ở tay nghề, ở tài năng và bản lĩnh chuyên môn của chính tác giả. Anh ta có đủ nhạy cảm nghề để nhận ra cái cần làm, và có đủ nghị lực và can đảm hay không để bảo vệ đứa con của mình khỏi những bóp nặn sỗ sàng, rình rập hàng ngày, từ khi còn là bản vẽ đến lúc xây dựng?
Các KTS trẻ tìm tòi ý tưởng mới - Ảnh : M House (Huế) / Thiết kế của KTS Nguyễn Xuân Minh, Giải Ba - thể loại Nhà ở - Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2008 (nguồn: Ashui.com)
Những khả năng vừa nêu trên cần được giới nghề chúng ta xem xét, mổ xẻ một cách khách quan, không chút định kiến, để từ đây có thể mong tìm được phương thuốc đúng bệnh. Việc này không ai khác ngoài Hội Kiến trúc sư chúng ta, như đoàn thể của những người cùng nghề sáng tác kiến trúc, và như một tổ chức xã hội có tính chính trị mà Đảng đặt ra, cần được coi là công việc hàng đầu cần làm lúc này, vì kiến trúc nước nhà.
Đôi điều tản mạn… bộc bạch trên, mong sao là có ích.
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
Kiến trúc sư Nhật Bản: “Bí quyết của chúng tôi ở Việt Nam là ánh sáng và cây xanh”
Kiến trúc Việt đi về phía vô vọng?
Hình tượng hóa một cách thô thiển
- Vài năm qua, đã có nhiều công trình kiến trúc quan trọng, mang tính biểu tượng được xây dựng ở Hà Nội, như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, Nhà Quốc hội, và gần đây nhất là Nhà hát Thăng Long. Với những công trình ấy, yêu cầu đặt ra luôn là phải mang đặc trưng kiến trúc của Việt Nam, nhưng thiết kế được chọn đều của các KTS nước ngoài...
KTS Nguyễn Văn Tất (ảnh bên): Nhà báo nhắc đến Nhà hát Thăng Long thì tôi phải nói thật. KTS Renzo Piano là một trong những KTS tôi cực kỳ yêu quý, nhưng tôi không thể chịu được bản thiết kế Nhà hát Thăng Long của ông (ít ra ngay từ những ấn tượng thị giác ban đầu) vì nó đụng chạm đến những vấn đề rất lớn về xúc cảm kiến trúc của mình.
Ở cái nhìn đầu tiên, những đường nét của công trình khá phổ biến với các công trình hiện đại, những đường cong nghếch lên, rất tự nhiên, táo bạo. Nhưng tất cả cái đó đi ngược lại với cảm giác về chất lượng không gian của người Việt. Ở mình thì hoặc chùng xuống, hoặc ngang, chứ không nghếch mũi lên trời để đón nắng chói, mưa tạt. Bản thân việc bị "chệch" cách cảm xúc kiến trúc bằng những thói quen tiện nghi của người Việt đã là điểm yếu.
Ở những nước xứ lạnh, dù nắng mùa hè chói chang nhưng người ta vẫn rất phóng khoáng, vẫn mở bung về phía mặt trời rất ngạo nghễ vì với họ đó là tiện nghi, là hạnh phúc. Nhưng ở mình thì lại cần tránh, cần che đậy nhiều nhất nếu có thể. Bạn đem niềm hạnh phúc ở chỗ khác tới để gợi niềm hạnh phúc ở đây là sai. Bản thân đường nét táo bạo đó đã sai với thói quen về cảm thụ sự an toàn về không gian, về khí hậu. Rồi một hình ảnh ngôi nhà trên hồ với những thanh chỏi như thế, nếu quy mô của một nhà sàn thì hợp, còn to như nhà hát thì có vẻ đánh đố về tỉ lệ cảm thụ.
Dường như ông tập hợp lực lượng tư vấn dữ dằn nhưng họ lại tư vấn sai, dẫn ông ấy đến những chuyện hình thức quá, không đi vào đúng bản chất của những giá trị Việt Nam.
- Như cách Nhà Quốc hội (đang được xây dựng) được gắn thêm cái cổng cách điệu từ cổng đình, hay Trung tâm Hội nghị Quốc gia được thuyết minh là "sóng Biển Đông"? Hay dịp Đại lễ vừa rồi, đi đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh cách điệu của Khuê Văn Các?
Những người thiết kế các công trình nhà báo nhắc là những KTS lớn, lẫy lừng, nhưng tôi cảm nhận có một sự tư vấn, trong tư vấn đó lại có một sự thỏa hiệp để lấy được công trình. Họ gắng đi tìm một chi tiết nào đó để cố gợi lại cái gì đó cho có vẻ VN, nhưng lại mang tính chất hình thức.
Anh hình tượng hóa một cách thô thiển những thứ rất giá trị, nên đã làm mất đi giá trị thực sự. Trong kiến trúc ai cũng biết vấn đề tỷ lệ, khi nho nhỏ thì nó là mình, còn phóng lớn lại... không ra. Cho nên từ một nhà sàn, một ngôi đình sẽ rất khác với một công trình khổng lồ hàng chục ngàn mét vuông sàn. Nếu ta cố tình đẩy về phía nào đó thì kệch cỡm ngay.
Phương án ý tưởng kiến trúc công trình Nhà hát Thăng Long do Renzo Piano Building Workshop thực hiện
Không thể lợi dụng, gượng ép
- Từ mong ước chính đáng là tạo ra những công trình kiến trúc hiện đại thật sự Việt Nam, nhưng thực tế lại khó khăn hơn nhiều?
Có thể nói, một trong những cái dở của quản lý nhà nước ở ta là anh nghĩ anh tiết kiệm, anh chắt bóp, nhưng thực ra, anh tầm thường hóa những giá trị hạ tầng xã hội bằng cách đưa ra những giá đầu tư mang tính chất phá hoại. Anh chỉ đốt tiền để tạo thành những đống vật liệu không có giá trị. Nếu so với công cuộc trong mấy năm của Trung Quốc để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh 2008 đã để lại những công trình để đời, còn ta trong mấy chục năm vừa qua tiêu tốn gấp nhiều lần để chỉ tạo vô số công trình xấu xí. ...Cuộc sống đương đại đòi hỏi rất nhiều loại và đẳng cấp công trình khác nhau. Không phải lúc nào cũng tỉ tê một điệp khúc "bản sắc". Nhưng có một yêu cầu tối thiểu về văn hoá ứng xử là nếu chưa có gì để đóng góp về giá trị bản sắc mới thì ít nhất cũng không được tùy tiện gây phản cảm bằng những thứ dễ dãi, thô thiển, xa lạ với tập quán và mỹ cảm người Việt. |
Nhắc đến kiến trúc Việt Nam truyền thống là nhắc đến những kiến trúc gắn liền với tâm thức Việt mà ai cũng cảm được như mái đình, chiếc cổng làng, con đường làng, ao nước, cầu khỉ, bóng đa...
Những công trình cách điệu từ đó, còn tồn tại như Chùa Một Cột, đình Đình Bảng, đình Chu Quyến, chùa Keo... và lớn hơn nữa là những lăng tẩm, những thành phố như Huế hay Hà Nội thì ai cũng có thể cảm nhận, có thể tự hào là rất Việt Nam.
Khi ta làm một công trình mới và tuyên bố đã cách điệu từ những yếu tố đó thì người xem sẽ dễ ve vuốt vào mỹ cảm Việt, "trông Việt Nam đấy"!
Nhưng đó là bắt chước, lặp lại, hay giỏi hơn một bậc là vay mượn. Cuộc sống đương đại luôn đi về phía trước, tới phiên nó cũng phải tạo ra truyền thống cho cái tiếp theo. Nó có quyền tự do, có quyền sáng tạo, có quyền đưa ra những chuẩn mực mới.
- Nhưng bằng cách nào, thưa ông?
Việc đi tìm, khẳng định, thậm chí muốn trở thành mẫu mực là nhu cầu không chỉ của tự thân các nhà kiến trúc, mà là nhu cầu của cả cộng đồng. Nó cần một môi trường để được sinh ra, nuôi nấng và được khẳng định như những giá trị Việt mới. Cái đó có nhiều đường để đi, nhưng cách để nó ra đời thì chỉ có một: Anh phải hết sức có tâm trong công việc của anh, để rồi anh sẽ đạt tới một thành quả nào đó, không lợi dụng bất cứ phương tiện nào một cách cố tình, gượng ép để tỏ ra là mình là người tạo ra bản sắc mới.
Anh tạo ra, anh thấm nó, rồi đến một lúc nào đó, cũng giống như sự sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, anh thành công. Khi người ta làm mà lại nghĩ đến sự nổi tiếng, sợ một quyền lực nào đó, bị vụ lợi vì một lợi ích nào đó quá lớn, thì con đường đến gần với thành công càng xa vời.
- Ông có tự tin mình đang đi đúng hướng?
Tôi không dám khẳng định điều đó, nhưng tôi luôn tự vấn mình, tự nhủ mình phải theo con đường đó. Mong mỏi định hình kiến trúc Việt đương đại là điều trăn trở của rất nhiều người có tâm, nhưng tôi cho rằng gượng ép cũng không được, vì đó là sự kết tinh. Nó sẽ xuất hiện khi có duyên, có cơ may. Nhưng tôi nhắc lại, mọi việc phải tuân thủ con đường hết sức tự nhiên, hợp quy luật, hợp với sự mong muốn, quyền lợi của cả một cộng đồng trong một thời đại sống với những điều kiện tự nhiên, xã hội, công nghệ... chứ không ép được.
Đình làng truyền thống Việt Nam (nguồn: Ashui.com)
- Đúng là ta không thể ép, không thể sốt ruột, không thể ra thời hạn kiểu "đến 1000 năm Thăng Long" phải đạt, nhưng làm sao để như ông đã từng nói, là đừng mắc những sai lầm khó sửa chữa. Cái cách Việt Nam đang dựa vào các KTS danh tiếng của nước ngoài, để tạo ra những công trình mang tính cách điệu kiến trúc Việt Nam có là cách làm đúng?
Đúng và không đúng! Đa phần đúng ở khía cạnh "dùng được", đa phần sai ở khía cạnh đi tìm sự "khai hóa" bản sắc Việt trong kiến trúc.
Khi mình chưa có đủ lực, đủ tài năng để làm điều gì đó thì mình nên đứng về xu thế đúng, để may ra có cơ may, còn đứng về xu thế không đúng thì coi như vô vọng. Rất tiếc, điều kiện chung của xã hội ta hiện thời đẩy kiến trúc và quy hoạch về phía thiếu cơ may.
Về kiến trúc thì người ta đang kỳ vọng vào sự khai hóa của lực lượng kiến trúc từ những nước đã phát triển, để mở mắt cho mình về chính điều thuộc về... truyền thống của mình. Điều đó tôi khẳng định, 100 lần cũng khẳng định giống nhau, là vô vọng.
Nếu anh cần làm cái gì đó để nhận diện nhanh chóng về tính hình thức của kiến trúc Việt Nam đối với người nước khác thì có thể được, nên lâu nay họ lầm lẫn. Bạn cũng thấy đấy, một nhiếp ảnh gia nước ngoài tài năng sẽ chọn được góc để chụp ngay được vẻ Việt Nam. Còn ta chụp cả tỷ tấm hình nhưng chọn vài tấm để giới thiệu VN ra nước ngoài thì có khi lại chọn sai. Bởi quá quen thuộc mọi thứ lại khó nhận ra đâu là sự khác biệt với người ngoài.
- Nghĩa là đang có sự nhầm lẫn giữa tính hình thức và bản sắc thật sự của kiến trúc Việt Nam hiện đại?
Chính sự nhầm lẫn đó đẩy đến việc được sự chấp thuận của nhà nước, của các bộ ngành trung ương, các chủ dự án đã mời các KTS nước ngoài vào ồ ạt, mong muốn tạo ra những vấn đề thuộc về bản sắc của mình, trong khi cơ chế hợp tác hợp lý với các nguồn tri thức quý giá trong nước đã và đang lỏng lẻo một cách đau xót. Đó là lý do tại sao khi đi sâu vào những vấn đề sâu sắc hơn, thì ngay cả những KTS rất đình đám, đáng kính như thế cũng lúng túng.
Tôi rất thích câu nói của Lev Tolstoi "Ngay cả nhà khoa học còn cần một tổ quốc, huống chi...". Ta cứ nghĩ nhà khoa học chỉ làm khoa học, họ là công dân toàn cầu, nhưng rõ ràng trong thâm tâm họ cần một chỗ dựa, một điều lớn lao để họ dâng hiến, tạo động lực cho họ. Huống chi nhà văn, họa sĩ, KTS... dứt khoát phải có một Tổ quốc, một nơi chốn mà chỉ riêng trực giác đã có thể đánh thức cho họ bao điều.
Đây là một lầm lẫn rất nghiêm trọng, nhưng lại đang diễn ra rất ồ ạt. Bạn có biết, hiện thời đã có hàng chục bệnh viện từ Bắc chí Nam được thiết kế bởi một KTS Hàn Quốc. Có KTS ở TPHCM đã thẳng thắn gọi ông này là "thợ vẽ bệnh viện", bởi các công trình rất giống nhau. Ngay khi tôi đi chấm 2 công trình bệnh viện ở Vũng Tàu, 1 cái 200 giường, 1 cái 600 thì cũng nhác nhác nhau.
Phải nói rõ là thiết kế bệnh viện rất phức tạp, bởi trong nó chứa hàng 500, 700 hạng mục nhỏ, nên một người chưa từng vẽ bệnh viện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Còn ông này đã có sẵn một số chi tiết mẫu nên sẽ lắp ghép vào rất dễ dàng. Nhưng không thể hy vọng tạo dựng được phong cách kiến trúc Việt Nam đương đại từ cách làm "lười" như thế.
Tôi đành có lựa chọn của riêng mình, rằng những cuộc thi chỉ mời KTS nước ngoài như một định chế loại trừ về năng lực kiến trúc sư trong nước (trong đó chắc chắn là có cả tôi!) thì tôi từ chối lời mời tham gia chấm. Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN - KTS Nguyễn Tấn Vạn cũng đã có nhiều lần quyết định như vậy.
- Ảnh bên : Trung tâm Hội nghị Quốc gia
- Nãy giờ chúng ta nói nhiều về KTS nước ngoài, và ông đã khẳng định không thể trông chờ vào họ để tạo ra giá trị mới cho kiến trúc Việt Nam. Còn KTS Việt Nam đang ở đâu trong hành trình này? Có một thực tế nhức nhối là suất đầu tư cho những công trình kiến trúc ở Việt Nam quá thấp?
Tôi xin được nhắc lại phạm vi trao đổi của chúng ta từ đầu. KTS nước ngoài, với nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm quản lý, thiết kế, kỹ thuật ... là người đồng hành cần thiết lắm chứ. Cái đáng nói là hệ quả xấu. Xu hướng lệch, nguy hiểm nhất của ta là "sính ngoại", nhờ người rất ít biết về cái của mình đi khai hóa cho mình.
Còn lực lượng chủ thể, cảm rất tốt cái hồn của kiến trúc Việt Nam thì lại không có cơ hội, không được khuyến khích, không đủ kỹ năng để tổng hợp và chuyển nó thành giá trị mới. Cơ hội ngày càng teo tóp đi cho lực lượng lẽ ra phải là lò nung, là nồi hầm mang lại cơ hội nhất.
Nói về suất đầu tư, tôi buộc phải đưa ra sự so sánh thế này. Khi chúng ta xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia, suất đầu tư khoảng 3000 USD/m2 sàn, trong khi tất cả các công trình lớn của ta thời đó chỉ loanh quanh khoảng 4, 5 triệu đồng/m2 sàn. Một sự chênh lệch khủng khiếp. Với suất đầu tư teo tóp thế kia, bạn nghĩ KTS Việt Nam phải xoay sở thế nào để tạo ra những giá trị mới? Chưa kể, suất đầu tư từ Cà Mau đến Lạng Sơn là giống nhau. Nhà nước như thế nên tư nhân cũng nhìn vào nhà nước để ép KTS chúng tôi.
Có thể nói, một trong những cái dở của quản lý nhà nước ở ta là anh nghĩ anh tiết kiệm, anh chắt bóp, nhưng thực ra, anh tầm thường hóa những giá trị hạ tầng xã hội bằng cách đưa ra những giá đầu tư mang tính chất phá hoại. Anh chỉ đốt tiền để tạo thành những đống vật liệu không có giá trị. Nếu so với công cuộc trong mấy năm của Trung Quốc để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh 2008 đã để lại những công trình để đời, còn ta trong mấy chục năm vừa qua tiêu tốn gấp nhiều lần để chỉ tạo vô số công trình xấu xí.
- Với những công trình thật sự hiện đại, không mang chút nào bản sắc Việt Nam, thì khả năng dung nạp vào một thành phố để không làm mất hồn cốt Việt là như thế nào?
Cuộc sống đương đại đòi hỏi rất nhiều loại và đẳng cấp công trình khác nhau. Không phải lúc nào cũng tỉ tê một điệp khúc "bản sắc". Nhưng có một yêu cầu tối thiểu về văn hoá ứng xử là nếu chưa có gì để đóng góp về giá trị bản sắc mới thì ít nhất cũng không được tùy tiện gây phản cảm bằng những thứ dễ dãi, thô thiển, xa lạ với tập quán và mỹ cảm người Việt.
Việc đó có thể điều tiết được bằng phối hợp và công nhận lẫn nhau trong công tác tư vấn giữa các quốc gia, mà lâu nay ở Việt Nam là một khoảng trống lớn đầy rủi ro (chưa có Luật Kiến trúc sư, chưa có Kiến trúc sư đoàn... như thông lệ các quốc gia khác). Cơ hội (và cả quy định) để tư vấn nước ngoài tìm cộng tác tin cậy trong nước rất thiếu ràng buộc.
Cơ hội và năng lực tài chính để tư vấn trong nước tìm cộng sự nước ngoài càng hiếm hoi hơn. Và như thế, cục diện này không còn là câu chuyện nghề nghiệp, câu chuyện quyền lợi hay đạo đức, văn hoá hay thực dụng mà đã trở thành câu chuyện thời cuộc, câu chuyện ứng xử đủ tầm của các chính sách quốc gia.